Lenovo Thinkpad E540 i5 4200U Ram 4GB HDD 250GB 15.6" HD LED

Giá: Liên hệ

Sản phẩm 95-99%

Màn hình: 15.6" HD LED (1366x768)

Bộ xử lý: Intel Core i5-4200U Processor (2x1.6 GHz up to 2.7GHz, Cache 3M)

Bộ nhớ Ram: 4GB DDR3L (DDR3L bus 1600MHz)

Card màn hình: Intel HD Graphics 4400

Ổ cứng: 250GB HDD

Webcam: 1.3 Megapixels

Kết nối: HDMI, USB 3.0, 2.0 x 4, Ethernet (LAN), Card-Reader

Pin: 6 cell/ DVD: DVD RW

Hệ điều hành tương thích: Windows7, 8, 10

Phụ kiện : Sạc, Dây nguồn

Warranty : 12 tháng

Mua ngay Trả gópCông ty tài chính & Thẻ tín dụng

Phụ kiện mua cùng

Đang cập nhập..

Thông số kỹ thuật

  • CPUIntel® Core™ i5
  • RAM4GB
  • Độ Phân Giải1366x768
  • Màn Hình15.6 inch
  • VGAIntel® HD Graphics
  • Ổ CứngHDD 250GB
  • Xuất xứMỹ - Châu Âu
  • PIN/Battery6 cell

Mô tả chi tiết

Loạt series Lenovo E540 được thiết kế dành cho những doanh nhân đang tìm kiếm một chiếc notebook 15.6-inch có mức giá phải chăng và cấu hình chuyên biệt. Trong khi tính năng di động không thực sự quan trọng, thì chất lượng của các thiết bị đầu vào vẫn là một ưu tiên hàng đầu của Lenovo. E540 tồng thể là một chiếc notebook khá ấn tượng và sự thiếu sót rõ ràng của nó có vẻ gần như không thể tránh khỏi trong lớp giá này.

 

Những điểm nổi bật của Lenovo ThinkPad Edge E540

Lenovo cung cấp một số phiên bản của notebook E540. Dòng Lenovo ThinkPad Edge E540 bao gồm 8 phiên bản màu đen (hoặc xám) khác nhau với CPU, độ hiển thị (độ phân giải, cảm ứng và không cảm ứng), RAM, lưu trữ (HDD, HDD + SSD cache, công suất), GPU (tích hợp hoặc chuyên dụng) khác nhau, và phiên bản hệ điều hành OS.

Trang chủ của Lenovo còn cung cấp một bản màu đỏ, với SSD 128GB, 2 mô-đun WLAN khác nhau, và một pin dung lượng cao hơn. Tính đến 1/9/2014, mức giá dao động từ 520 Euros đến 1084 Euros (giữa $700 - $1500). Tiến hành so sánh hai notebook doanh nhân hiện tại.

Đầu tiên là Dell Latitude 3540, được trang bị Intel ULV CPU Core i5-4200U, một AMD Radeon HD 8850M chuyên biệt, và một màn hình hiển thị độ phân giải Full HD. Được bán ở mức giá khoảng 540 Euros (~$740), HP ProBook 450-H0V92EA là chiếc máy rẻ nhất trong số này. HP cung cấp Ivy Bridge Intel Core i3-3120M thế hệ trước, trong khi hai chiếc notebook còn lại được trang bị phần cứng Hashwell. Mặc khác, ProBook khá giống với mô hình E540 đang thử nghiệm.

 

Ngoại hình

Vỏ ngoài của hầu như được thiết kế bằng nhựa xám. Phần nắp vỏ và phần mép viền cho cảm giác mềm mại, nhưng đáng tiếc là dễ bị lưu lại dấu vân tay. Điều này cũng xảy ra tương tự với phần mặt bàn phím, cho cảm giác mượt mà khi chạm vào. Phần mặt dưới của notebook được cấu tạo bởi nhiều khe tỏa nhiệt làm mát, màu đen và kết cấu để ngăn trơn trượt.

Phần đế khá vững chắc nhờ vào chất lượng tuyệt vời của phần cứng. Điểm nổi bật của máy là hai logo trên nắp và đế, có đèn LED nhỏ trên chữ “i”, hai dải bạc nhỏ bao quanh các cạnh bên ngoài của màn hình. Phần chân được tráng cao su chống trơn và Lenovo cũng cẩn thận khi trang bị thêm bộ lọc bụi đằng sau các khe thông hơi làm mát.

Với trọng lượng 2.4kg, độ dày khoảng 3 cm (tương đương 1.2 inch), giống với hai đối thủ cạnh tranh của mình, E540 được coi là chiếc notebook khá nặng và dày 15.6-inch.

 

Kết nối

Việc lựa chọn cổng giao tiếp là phù hợp và đáp ứng được các tiêu chuẩn dự kiến, không xa hơn. Mặc dù thiếu cổng Display hay cổng eSATA, nhưng notebook không thể thiếu cổng VGA, ít nhất là đối với phân khúc máy doanh nhân. Vì các yếu tố hình thức, Lenovo có khả năng bao gồm các cổng kích thước tiêu chuẩn, do đó không nhất thiết phải có cạc điều hợp.

Vị trí cổng không thực sự lý tưởng, điều này có thể dẫn tới sự bất tiện cho không gian làm việc khi các thiết bị USB và dây cáp được cắm vào đồng thời. Một trong những đặc điểm nổi bật của E540 chính là đầu nối nguồn điện OneLink, cho phép kết nối bộ sao OneLink Dock.

Giữa các cổng giao tiếp khác, các tính năng của OneLink Dock là một kết nối màn hình chuyên biệt. Khi sao chép một tập tin dữ liệu lớn bằng cách sử dụng một trong các cổng USB 3.0, kết quả cho thấy tốc độ truyền đáp ứng được mong đợi của người dùng.

 

Giao tiếp

Mô-đun WLAN Intel Dual Band Wireless-AC 7260 không chỉ thường xuyên xử lý chế độ truyền Wi-fi và Bluetooth 4.0, mà sắp tới sẽ có IEEE 802 chuẩn. Ngoài ra, mô-đun cũng có thể truyền và nhận dữ liệu thông qua băng tần 5 GHz ít được sử dụng. Những người muốn tận dụng lợi thế của tính năng không dây tiên tiến nên chú ý khi đặt hàng, vì Lenovo cũng cung cấp các phiên bản của E540 với một mô-đun WLAN thông thường.

 

Bảo mật

Tính năng bảo mật duy nhất Lenovo cung cấp là đọc dấu vân tay. Tính năng này được dùng để đăng nhập vào Windows – người dùng có thể nhập mật khẩu hoặc dùng tính năng đọc dấu vân tay. Vì mật khẩu Windows có thể bị hack một cách dễ dàng với các công cụ nhất định, nên sẽ đảm bảo hơn khi sử dụng dấu vân tay.

 

Bàn phím và Touchpad

Bàn phím ThinkPad được coi là một trong những tính năng nổi bật của dòng E540. Bàn phím thậm chí có khả năng làm hài lòng cả những người dùng chuyên nghiệp. Các phím hơi lõm và không hoàn toàn mượt, giúp cho việc đánh máy dễ dàng hơn. Dễ dàng cảm nhận được sự vận hành của máy, kèm theo là bộ phận tiếp nhận sốc.

Mức độ tiếng ồn của bàn phím được kiểm soát tốt. Một số phím có đèn LED riêng – khá tham vọng, mặc dù một số người dùng có vẻ thích bàn phím backlit hơn. Để làm cho việc nhập số thuận tiện hơn, E540 cũng được trang bị một bàn phím số riêng.

Không ThinkPad đồng nghĩa hoàn toàn không có TrackPoint màu đỏ quen thuộc. Một số người sẽ thích dùng nó, còn người khác thì không. Tuy nhiên, trackpoint cũng sẽ không ảnh hưởng nếu như người dùng không thích sử dụng nó. Cách bố trí các phím là khá lạ.

 

Cụ thể, thực tế là nhiều người sẽ không thích việc phím Ctrl không được đặt ở góc bên trái phía dưới cùng của bàn phím, mà thay vào đó là phím Fn. Việc để phím Prnt Scrn ở hàng dưới cùng và thiết đi nút pause cũng không phải là tối ưu. Mặc dù vậy, việc sử dụng bàn phím của ThinkPad E540 có thể coi là một trải nghiệm khá dễ chịu.

ClickPad thực sự ấn tượng, với tính năng bề mặt hơi thô, có thể nhận diện lên đến 4 ngón tay. Độ chính xác và độ nhạy của bề mặt gần như hoàn hảo. Không có bất kỳ vấn đề gì với việc click. Các nút bấm chuột được tích hợp vào bề mặt với tính năng kháng lực tối ưu.

 

Độ hiển thị

Một chủ đề vô cùng quen thuộc, không chỉ liên quan đến những chiếc notebook giá rẻ như Lenovo ThinkPad E540 20C60041, là chất lượng của độ phân giải TN. E540 sở hữu độ phân giải 1366x768 pixel (16:9). Ít nhất ở độ phân giải này, màn hình hiển thị không bị chói và màu sắc chủ quan cũng khá hài hòa sau khi cân chỉnh.

Lenovo cũng cung cấp các mô hình với màn hình cảm ứng full HD 10-điểm, mặc dù chưa có nhiều thông tin cụ thể về nó. Độ sáng tối đa là 233cd/m² cũng không gây được nhiều thích thú mặc dù ít nhất độ sáng vẫn đầy đủ khi notebook đang chạy bằng pin.

Độ sáng thấp và tỷ lệ tương phản 289:1 làm cho giá trị màu đen khá cao 0.8cd/m², nghĩa là màu đen (RGB 0,0,0) sẽ bị biến thành màu xám. Sự phân bổ độ sáng khá ổn và màn hình bị nhòe không phải là một vấn đề. HP ProBook (tỷ lệ hiển thị: 69%) cũng không khá hơn,

 

Dell Latitude 3540 với bảng hiển thị Full HD 79% và đang dẫn đầu; mặc dù màn hình của nó không thực sự tươi sáng hơn nhiều so với của E540. Mức độ bao phủ của không gian màu sắc chuyên nghiệp là rất quan trọng đối với các chuyên gia, và đây là lý do E540 không được chọn.

Ngay cả không gian màu sắc nhỏ hơn sRGB còn không được phủ và độ phủ của AdobeRGB còn tệ hơn chỉ ở 35%. Độ chính xác của màu sắc còn chưa được hoàn hảo, vì cả ColorChecker và Grayscale cho thấy độ lệch trung bình DeltaE trên 12. Kết quả thực là màn hình hiển thị của E540 rõ ràng hơi non.

 

Hiệu xuất

Mô hình dùng trong kiểm nghiệm được trang bị vô vi xử lý Intel Core i3-4000M (2 x 2.4 GHz, không turbo, hyperthreading, TDP 37W), khá đủ cho notebook không chủ yếu chạy bằng pin. Các phần mềm văn phòng thông thường không làm cho CPU gánh vác quá nhiều, thậm chí là Adobe Photoshop Lightroom 4 cũng không ảnh hưởng nhiều. Người dùng không phải làm việc với các tập tin quá lớn trong Photoshop hay chỉnh sửa video thì ít khi sử dụng hết 4GB bộ nhớ RAM có sẵn.

 

Bộ vi xử lý

Vì TDP mất 37W, CPU Haswell 22nm chỉ thích hợp cho những chiếc notebook lớn từ 14inch trở lên, vì hệ thống làm mát hơn và dung lượng pin mạnh hơn là cần thiết. Do đó, một đề cử cho notebook với bộ vi xử lý ULV của Intel – nhận dạng bởi chữ “U” ở cuối. Ví dụ như Core i5-3437U (Ivy Bridge, 2x 1/9-2.9 GHz, Hyperthreading) có TDP 17W, cho phép notebook nhẹ và nhỏ hơn, thời lượng pin tốt hơn.

 

Trong các thử nghiệm Multi-CPU của Cinebench R10 và R11.5, i3-4000M chỉ có lợi thế nhỏ so với Intel Core i5-4200U (Dell) hay i3-3120M (Ivy Bridge, 2x 2.5 GHz, Hyperthreading, TDP 35 W) của HP ProBook. Cả 3 bộ vi xử lý đều có hiệu suất tương đương. Khi chỉ sử dụng 1 trong 3 nhân, i3-3120M thua hai CPU còn lại khá nhiều. Nhìn chung, Lenovo cũng giống như các notebook khác với cùng một CPU và không giảm công suất đầu ra khi chạy pin.

 

Hiệu suất và hệ thống

Kết quả của các thử nghiệm PCMark Vantage và PCMark 7 là gần như giống hệt với những ghi nhận về HP ProBook 650 G1 H5G74E, trong đó có cùng CPU / GPU combo và ổ cứng. Lý do tổng thể hiệu suất của Thinkpad E540 tốt hơn Dell Latitude và HP ProBook 450 trong cuộc thử nghiệm PCMark Vantage, nhiều khả năng có thể do HDD nhanh hơn. PCMark 7 cho thấy Lenovo và Dell khá tương đương nhau.; mặt khác, HP ProBook 450 đạt 13% ( điểm tổng thể) và 20% ( điểm hiệu suất).

 

Thiết bị lưu trữ

Ổ đĩa 7200-rmp không còn được thấy thường xuyên nữa bởi mức độ tiêu thụ điên năng lớn hơn so với ổ 5400-rmp. Các ưu điểm chính của một ổ đĩa quay nhanh hơn là rút ngăn thời gian truy cập và tốc độ truyền nhanh hơn. HDD Lenovo sử dụng Travelstar Z7K500 HTS725050A7E630 Hitachi - có tốc độ đọc tuần tự 110 MB /s theo CrystalDiskMark, khá tốt.

Tuy nhiên, những notebook khác có cùng một ổ đĩa đọc lại có tốc độ nhanh hơn 22%. Hitachi HDD đặc biệt là một trong những ổ đĩa thông thường nhanh nhất hiện nay. HD Tune cũng có kết quả xuất sắc tương đương. Về lý thuyết, ổ đĩa 7200-rpm nhanh hơn nên đảm bảo E540 có lợi thế về thời gian truy cập và kết quả của thử nghiệm CrystalDiskMark 4k QD32 được quan tâm hơn hết. Theo sơ đồ dưới đây, điều đó không thực sự chính xác.

 

Hiệu suất GPU

Như mong đợi, GPU Intel HD 4600, với khả năng xử lý đồ họa và chia sẻ bộ nhớ RAM với CPU, không được mạnh mẽ như AMD Radeon HD 8850M chuyên dụng với 2 GB RAM video được sử dụng trong Dell Latitude 3540, song nó vẫn còn nhanh hơn so với Intel HD 4000 trong HP ProBook 450-H0V92EA.

Các ứng dụng càng phức tạp, sự khác nhau sẽ càng lớn giữa HD 4600 và Radeon GPU. Thử nghiệm với 3DMark 2013 Ice Storm, chiếc notebook này có thể theo kịp; nhưng với đòi hỏi nhiều hơn ở thử nghiệm Fire Strike, máy bị thụt lùi tới 220%.

 

Hiệu suất chơi game

Theo như bảng điểm chuẩn dưới đây, một số game với chế độ thiết lập thấp có thể chơi ở tỷ lệ khung hình khá, nhưng ở thiết lập trung bình, hiệu suất chưa thực sự tốt. Nó thực sự không phải là vấn đề nếu quạt tản nhiệt đang chạy hay không và ở tốc độ nào.

ThinkPad Edge E540 20C60041 chỉ ồn hơn khoảng 4 dB (A) khi máy hoat động hết công suất so với khi ở chế độ nhàn rỗi. Trong suốt thời gian làm việc với máy, hiếm khi nghe thấy tiếng ồn xung quanh, điều này phù hợp với những người nhạy cảm với tiếng ồn.

HP cũng chạy khá êm, trong khi dB tối đa của Dell lớn hơn với khoảng 23%. Nhiệt độ bề mặt là không bao giờ là một vấn đề, như notebook vẫn mát ngay cả trong các thử nghiệm (Prime95 + FurMark). Ngay cả sau hơn một giờ, nhiệt độ cũng không quá 38 độ C (104 độ F). Vì nhiệt tỏa ra từ hai bên máy nên việc đặt máy trên đùi cũng không gây ra vấn đề gì.

 

Loa và công suất tiêu thụ

Một ưu điểm bất ngờ Lenovo làm tốt việc sử dụng không gian có sẵn để cài đặt một hệ thống loa phong nha, giúp tạo ra âm thanh khá lớn và tốt hơn so với hầu hết những đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là khi xem xét tới các mức giá. Bass là đáng chú ý. Âm thanh ít bị nhiễu, mặc dù âm thấp bị bóp méo một chút ở mức độ ồn tối đa.

Tất nhiên với những chuyên gia âm thanh, họ sẽ không được hài lòng về điều đó, nhưng E540 chắc chắn đủ tốt cho việc thưởng thức các bộ phim hay nghe nhạc. Mặc dù các loa phát xuống dưới, song âm thanh nghe có vẻ hay hơn khi đặt notebook trên đùi.

So với những dòng notebook dành cho doanh nhân 15,6-inch khác, Lenovo E540 có mức công suất khá thấp. Trong thời gian nhàn rỗi, E540 không bao giờ đòi hỏi nhiều hơn 8 Watt, điều này là rất tốt. Ở mức hoạt động hết công suất, ThinkPad tiêu thụ 39 Watt, ở mức trung bình. Và khi máy tắt, điện năng tiêu thụ chỉ tốn 0,2 Watt.

 

Tuổi thọ pin

Tuổi thọ pin có lẽ không phải là một trở ngại lớn của E540, bởi ưu điểm kích thước lẫn trọng lượng của máy làm cho nó dễ dàng mang theo. So với những notebook dòng doanh nhân hiện tại khác, tuổi thọ pin có thể kéo dài khoảng 4,5 giờ trong quá trình thử nghiệm WLAN (ca. 150 cd / m², tiết kiệm năng lượng, Bluetooth tắt), vượt mức trung bình.

Dell Latitude 3540 kéo dài 5,5 giờ và HP ProBook chỉ trụ được 3 giờ 20 phút. Với việc tắt kết nối không dây và màn hình bật sáng tối đa, người dùng có thể xem phim DVD trong khoảng 3 giờ. Như đã đề cập trong phần "Phụ kiện", Lenovo cũng cung cấp một pin phụ có công suất cao hơn.

 

Kết luận

Mặc dù chất lượng hiển thị thấp, song Lenovo ThinkPad Edge E540 20C60041 vẫn được đánh giá là một chiếc notebook dành cho doanh nhân toàn diện. Touchpad là đỉnh cao cùng với bàn phím hữu ích dù việc bố trí có phần khác biệt. Không thể phủ nhận rằng Lenovo đặt rất nhiều sự quan tâm vào việc phát triển các thiết bị đầu vào cho dòng ThinkPad của họ. ThinkPad E540 hoạt động rất ổn định và thiết kế đơn giản.

 

HỎI ĐÁP VỀ SẢN PHẨM

Để gửi comment vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới
Thong ke
. 0985 736 068

Liên hệ ngay với chúng tôi